Sự hiện diện của một trái tim duy nhất đã ăn sâu vào ý thức của chúng ta về mặt sinh học và điều này cũng mở rộng sang ngành chế tạo đồng hồ. Để sống – hay chỉ thời gian chính xác – người ta chỉ cần một trái tim đang đập. Nhưng có một vài sinh vật có nhiều trái tim. Và ngày càng có nhiều đồng hồ đi kèm với nhiều bộ điều chỉnh – vì những lý do khác nhau. Đã đến lúc phải hiểu nhũng bộ phận điều chỉnh nào có thể thêm vào một chiếc đồng hồ.
Bộ phận điều tiết của một chiếc đồng hồ thường được coi là trái tim của nó. Năng lượng được lưu trữ trong hộp cót (barrel) được giải phóng một cách nhịp nhàng bởi bộ điều chỉnh (regulator), nó quyết định đến tốc độ dao động của đồng hồ. Bộ điều chỉnh bao gồm bộ thoát (escapement) và bánh xe cân bằng (balance wheel), hai bộ phận làm việc cùng nhau. Bộ thoát tạo ra xung nhịp cho bánh xe cân bằng. Đổi lại, bộ thoát được điều chỉnh bởi bánh xe cân bằng.
Đại đa số đồng hồ cơ hoạt động theo nguyên tắc tương tự. Một nguồn năng lượng, một bộ bánh răng truyền động (gear train) và một bộ điều chỉnh. Tuy nhiên, một số đồng hồ sử dụng nhiều bộ điều chỉnh vì những lý do khác nhau. Cùng chúng tôi xem qua một vài ví dụ sau:
Tăng cường độ chính xác với Bánh răng vi sai (Differential gear)
Một số nhà sản xuất đã trang bị cho đồng hồ hai hoặc nhiều bộ điều chỉnh để tăng cường độ chính xác cho chúng. Giải pháp đầu tiên bao gồm sử dụng hai bộ dao động và bánh răng vi sai để lấy trung bình tốc độ của chúng. Nhờ vào thiết bị tinh vi này, các bánh xe cân bằng bù đắp sự sai khác của nhau. Do đó, thời gian hiển thị được tính trung bình từ tần số giao động của chúng.
Trên: Philippe Dufour Duality (trên) và MB&F Legacy Machine 2 (dưới) – cả hai đồng hồ đều có hai bộ điều chỉnh với bánh răng vi sai để tăng cường độ chính xác bằng cách lấy trung bình tần số dao động của hai bộ.
Lấy cảm hứng từ một chiếc đồng hồ bỏ túi có bánh xe cân bằng kép, Philippe Dufour Duality (1996) là một ví dụ mang tính biểu tượng của khái niệm này. Kể từ đó, ngày càng nhiều đồng hồ sử dụng vi sai.
Roger Dubuis Excalibur Quatuor Carbon và 4 bộ điều chỉnh ở 4 góc, mỗi cái đều bù sai cho những cái khác.
Một số nhà sản xuất đồng hồ thậm chí đã xây dựng các bộ máy với hơn hai bộ dao động. Chẳng hạn, Roger Dubuis Quatuor có bốn bánh xe cân bằng được liên kết bởi một bộ bánh răng vi sai. Trên lý thuyết, càng nhiều bánh xe càng cân bằng thì đồng hồ sẽ càng chính xác, vì thời gian trung bình hiển thị kết quả từ một phép tính dựa trên bốn chỉ dẫn, làm giảm biên sai số chung. Thêm vào đó, bốn bánh xe cân bằng được đặt ở các vị trí khác nhau giúp làm trung bình tác động của trọng lực.
Tăng cường độ chính xác với Sự cộng hưởng (Resonance)
Cũng giống như với các bánh răng vi sai, mục đích ở đây là tận dụng hai bộ dao động để tăng cường độ chính xác. Tuy nhiên trong trường hợp này không có thiết bị vi sai; độ chính xác được cải thiện bằng cách dựa vào một hiện tượng nổi tiếng của sự cộng hưởng.
Mẫu đồng hồ Haldimann H2 Flying Resonance, với bộ điều chỉnh trung tâm kép, dựa vào hiệu ứng của cộng hưởng.
Cộng hưởng là lý thuyết cho rằng hai bộ phận dao động ở gần nhau ảnh hưởng lẫn nhau và sau đó cả 2 được đồng bộ. Năm 1665, Christiaan Huygens là người đầu tiên báo cáo về hiện tượng này khi hai chiếc đồng hồ quả lắc được phát minh gần đó của ông đang dao động trong sự đồng bộ. Kể từ đó, chỉ có một số ít các nhà chế tác đồng hồ đã thành công trong việc áp dụng cộng hưởng cho đồng hồ của mình. Hai thế kỷ trước, Astide Janvier và Abraham-Louis Breguet đã tạo ra “Pendules Sympathiques”. Gần đây, François-Paul Journe, Beat Haldimann hoặc Antoine Preziuso đã tìm cách tận dụng tính đồng bộ của bộ dao động trong đồng hồ đeo tay để đạt được độ ổn định cao hơn và do đó, tăng độ chính xác của đồng hồ.
Armin Strom Mirrored Force Resonance, mẫu đồng hồ đầu của hãng ứng dụng khái niệm cộng hưởng, với 2 bánh xe cân bằng và lò xo cộng hưởng.
Năm 2016, Armin Strom đã trình bày một trong những ứng dụng thú vị nhất của cộng hưởng với mẫu Mirrored Force Resonance: 2 cỗ máy trong chiếc đồng hồ này có hai hộp cót, hai bộ bánh răng truyền động và hai bộ điều chỉnh. Hai bánh xe cân bằng được kết nối bởi một lò xo thép gắn liền với đinh tán của chúng và được cộng hưởng nhờ những rung động nhỏ được truyền bởi lò xo đặc biệt này.
Kiến trúc kép – Tính năng tự hoạt động
Một lý do khác để sử dụng hai bộ điều chỉnh là để cung cấp năng lượng cho các chức năng khác nhau và một số nhà sản xuất đồng hồ đã thiết kế đồng hồ bấm giờ với bộ điều chỉnh kép.
Chẳng hạn, Breguet Tradition Chronographe Indépguard ref. 7077 có kiến trúc kép nguyên bản. Hầu hết các đồng hồ bấm giờ đều dựa trên đồng hồ bấm giờ ‘motor, trên đó một bộ bánh răng truyền động thứ hai tham gia để cung cấp năng lượng cho đồng hồ bấm giờ. Khi đồng hồ bấm giờ được kích hoạt, sẽ có sự suy giảm biên độ của bánh xe cân bằng (ma sát sẽ tích lũy khi có nhiều bánh răng).
Cơ chế bấm giờ của mẫu Breguet La Tradition là độc lập và tự hoạt động. Trên thực tế, có hai bộ máy phụ độc lập – mỗi bộ gồm một nguồn năng lượng, bộ bánh răng truyền động và một bộ dao động riêng. Không có sự liên quan giữa tính năng chỉ thời gian và tính năng bấm giờ. Do đó, không có sự tương tác hay ảnh hưởng nào trong việc tiêu thụ năng lượng và tốc độ của bộ máy đo thời gian khi tính năng bấm giờ được kích hoạt.
Tương tự vậy, mẫu Zenith Defy El Primero 21 có hai bộ chuyển động phụ đi kèm hai bộ điều chỉnh. Cái đầu tiên, dành cho việc chỉ thời gian, hoạt động ở tần số 5Hz. Bộ điều chỉnh thứ hai, dành cho tính năng bấm giờ, nhịp ở tần số 50Hz. Cái sau cho phép đồng hồ bấm giờ đo chính xác đến 1/100 giây. Nhưng với tần số ấn tượng này, chức năng chỉ có thể chạy trong khoảng 50 phút. Đây là lý do tại sao chỉ báo thời gian không thể được điều chỉnh bởi cùng một bộ dao động như tính năng bấm giờ.
Tiết kiệm năng lượng – Chế độ chờ/hoạt động
Lịch vạn niên sẽ chạy chuẩn xác mà không cần điều chỉnh, miễn là đồng hồ của bạn tiếp tục chạy. Nhưng không phải trường hợp bạn cất đồng hồ trong một thời gian, đặc biệt là khi bạn không dùng hộp xoay lên cót cho đồng hồ.
Tại SIHH 2019, Vacheron Constantin đã giới thiệu một giải pháp khéo léo cho vấn đề này với Twin Beat, lịch vạn niên kết hợp hai bộ truyền bánh răng và hai bộ điều chỉnh.
Khi đeo, đồng hồ dao động ở tần số cao 5Hz, hoàn hảo cho lối sống năng động hiện đại. Khi không đeo, bạn sẽ chuyển chế độ từ hoạt động sang chế độ chờ (và ngược lại) qua một nút ấn. Ở chế độ chờ, đồng hồ chạy bằng bộ điều chỉnh thứ hai đập ở tần số thấp 1,2Hz. Tần số chậm hơn này sẽ giữ cho đồng hồ chạy trong khoảng thời gian ấn tượng là 65 ngày.
Vậy tổng kết lại, chúng ta có thể thấy Đồng hồ điều chỉnh phức hợp (Multiple-Regulator Watch) là đồng hồ có từ 2 bộ điều chỉnh trở lên, việc này giúp đồng hồ:
Chạy chính xác hơn nhờ 1) sự bù sai số lẫn nhau giữa các bộ điều chỉnh và 2) sự cộng hưởng giúp tăng cường sự chuẩn xác
Giúp tính năng chronograph hoạt động hiệu quả và độc lập mà không ảnh hưởng đến sự chính xác của tính năng đo thời gian
Tiết kiệm năng lượng để đồng hồ hoạt động được lâu hơn cho 1 lần lên cót đầy.
Bài viết được thực hiện bởi Xavier Markl từ Monochrome vào 09/02/2019
Biên dịch bởi SHOPDONGHO.com