Có rất nhiều nguyên nhân làm đồng hồ chạy chậm, hay thậm chí là kẹt cơ dẫn đến không chạy phổ biến nhất là do va chạm, làm các chi tiết không khớp với nhau. Và thêm một trường hợp mà chúng ta cũng khá thường gặp đó là đồng hồ đeo lâu ngày không được lau dầu bảo dưỡng, dẫn đến dầu trong bộ máy bắt đầu bám bẩn và khô lại. làm các chi tiết không còn hoạt động trơn chu linh hoạt. Nó cũng chính là lý do giải thích vì sao đồng hồ không hề va chạm, không hề rơi nhưng vẫn chạy sai giờ và sai giờ thường xuyên mặc dù vẫn đeo trên tay bình thường.
Khô dầu là tình trạng khá phổ biến khi khách tìm đến bệnh viện đồng hồ. Bởi nhiều khách hàng mua đồng hồ rất ít khi quan tâm đến việc lau dầu đồng hồ ( hay làm sạch đồng hồ) . Tuy các ca này không có gì nghiêm trọng nhưng tốt nhất bạn nên bảo dưỡng đồng hồ định kỳ theo thời gian đã quy định để tránh trường xấu nhất có thể xảy ra.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân tại sao, cũng như liệu trình làm sạch đồng hồ từng loại.
CHỈ ĐỒNG HỒ CƠ HAY ĐỒNG HỒ PIN CŨNG CẦN LAU DẦU BẢO DƯỠNG
Đồng Hồ Pin Là Gì?
Nói theo kiểu đơn giản là loại đồng hồ chạy bằng PIN ( hay còn gọi đồng hồ Quartz hay đồng hồ thạch anh). Các đồng hồ pin trên thị trường hoạt động được là nhờ vào một tinh thế thạch anh. Và tinh thể này dao được được khi đặt trong một từ trường, chính pin sẽ cung cấp năng lượng cho điện trường đó.
Tuy cùng một cỗ máy nhưng có tận 3 nguồn gốc xuất sứ khác nhau: Trung Quốc, Nhật Bản và Thụy Sỹ nên chất lượng của cả 3 loại cũng khác nhau. Và đồng hồ pin được chia làm các loại tùy thuộc vào loại pin:
➣ Pin bình thường : loại cơ bản nhất, lắp pin chạy đến khi hết pin thì tháo ra lắp pin mới. Thường vài 3 năm phải thay pin
➣ Pin dùng năng lượng ánh sáng : điển hình của loại này là dòng eco drive của CITIZEN , loại này có thể sạc pin bằng năng lượng mặt trời, năng lượng từ ánh sáng nhân tạo nhuư bóng đèn. Pin thường kéo dài đến 10 năm.
➣ Kết hợp cơ và pin: loại đồng hồ này có khả năng sạc pin đồng hồ bằng chuyển động cổ tay. Mà điển hình là dòng kinetic của SEIKO .
Đồng hồ Quartz Tag Heuer cần được bảo dưỡng
Vì thế loại đồng hồ này cũng rất được các tay chơi ưa chuộng vừa dễ mua, giá thấp mà mẫu mã thì đa dạng, hợp thời trang. Hơn thế, chi phí cho việc lau dầu đồng hồ pin cũng ở mức thấp hơn nữa do các chi tiết trong đồng hồ pin thường không phức tạp như đồng hồ cơ khi hai đồng hồ có cùng cơ chế.
Đồng Hồ Cơ Là Gì?
Những thiết kế kinh điển trong giới đồng hồ thì phải nói đến các loại đồng hồ cơ.
Đồng hồ cơ là đồng hồ cơ khí vì thế nó được láp ráp từ những chi tiết thuần cơ khí như vỏ, kim, mặt số bộ máy…và chúng được xem là cỗ máy phức tạp mọi thời đại. Với loại đồng hồ cơ sẽ không hoạt động bằng pin hay thiết bị điện tử nào cả mà dùng năng lượng hoạt động hoàn toàn dưới dạng cơ năng.
Và loại đồng hồ này được gọi là cỗ máy xuyên thời gian với lịch sử tồn tại lâu nhất.
Nhiều ý kiến cho rằng đồng hồ cơ là đồng hồ Automatic. Nhưng về bản chất đồng hồ Automatic chỉ là một bộ phận trong đồng hồ cơ mà thôi. Có thể nói automatic là đồng hồ cơ nhưng không thể nói đồng hồ cơ là automatic đươc.
Đồng hồ cơ của thương hiệu Montblanc
Đối với đồng hồ cơ cũng được chia làm 3 loại dựa trên dây cót:
➣ Lên cót bằng tay: Loại phải lên dây cót thường xuyên bằng tay, với đồng hồ chỉ có cơ chế lên cót đồng hồ bằng tay chúng ta sẽ cần lên cót thường xuyên, nếu không lên cót đồng hồ có thể chết bất cứ lúc nào. Nguyên tắc lên cót bằng tay cần điều chỉnh lực tay nếu không có kim dự báo năng lượng, khi nào vặn cót thấy hơi căng tay thì chúng ta có thể dừng lại. Thường thì đồng hồ lên cót tay không còn quá phổ biến hiện nay mà thay vào đó là đồng hồ lên cót tự động.
➣ Lên dây cót tự động(Automatic): bạn chỉ cần đeo đồng hồ thường xuyên trên tay là đồng hồ không chết. Cơ chết lên cót nhờ cử động cổ tay là xoay quả văng(roto) truyền năng lượng và được tích ở hộp cót. Với đồng hồ chỉ có cơ chế lên cót tự động, chỉ cần bỏ ra lâu chút xíu là đồng hồ sẽ chết thường mức trữ cót hiện nay của đồng hồ tối thiểu ở mức 40h.
➣ Lên dây tự động có kết hợp cả lên dây cót tay : loại tự động , nhưng vẫn có tích hợp cả chức năng lên cót tay ở núm. Như vậy những mẫu đồng hồ này sẽ tiện hơn cả hai mẫu trên, chúng ta có thể lên cót bằng tay mỗi khi không đeo, và tự động lên cót mỗi khi đeo.
TẠI SAO PHẢI LAU DẦU BẢO DƯỠNG ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
Nhiều bạn đeo đồng hồ hay có thắc mắc và tìm kiếm trên google “ lau dầu đồng hồ là gì” thì cho ra rất nhiều kết quả. Nhưng các bài viết khá dài, ở đây bệnh viện đồng hồ chỉ đưa ra khái niệm đơn giản “ mang đi bảo dưỡng, làm mới lại đồng hồ”.
Lau dầu đồng hồ chính là việc tra dầu vào những điểm tiếp xúc nhiều và thường xuyên có ma sát (thường là các đầu trục, các bánh răng…)
Có nhiều nguyên nhân đi bảo dưỡng, nhưng quan trọng nhất là khi dùng đồng hồ một thời gian dài sẽ gặp tình trạng chạy sai giờ hay chết tạm thời. Do sự tiếp xúc bề mặt giữa các bánh răng bên trong một bộ máy trong thời gian dài, thì lực ma sát giữa đầu trục bánh xe với các bánh xe ngày càng lớn. Trong khi đó dầu mà bị khô sẽ xuất hiện mạ kim loại khiến việc vận hành khó khăn hơn.
Vì thế khi mang ra cửa hàng, các thợ sẽ lau dầu đồng hồ sẽ đảm bảo mọi tiếp xúc sẽ được trơn tru hơn và giảm ma sát một cách đáng kể. Tất nhiên để đồng hồ có thể hoạt động trơn chu đồng hồ cần được vệ sinh sạch sẽ tất cả các chi tiết trước khi lau dầu.
Ngoài ra, trong trình lau dầu sẽ phát hiện được bộ phận bị hao mòn và hoạt động kém cũng được thay thế để đảm bảo những chiếc đồng hồ chạy tốt hơn mà không bị sai sót.
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN BẢO DƯỠNG ĐỊNH KÌ ĐỒNG HỒ CƠ VÀ PIN
Mỗi loại đồng hồ lại có cơ chế hoạt động riêng nên thời gian bảo dưỡng khác nhau.
➦ Như bảo dưỡng đồng hồ cơ thì chia làm 2 loại:
Đồng hồ cơ Nhật Bản các hãng thường khuyến cáo thời gian cần bảo dưỡng khoảng từ 2,5 – 3 năm / 1 lần.
Với loại đồng hồ cơ của Thụy Sỹ :
➣ Đồng hồ Standard: 3,5– 4 năm / 1 lần.
➣ Đồng hồ High quality: 4 -5 năm / 1 lần.
➣ Đồng hồ Special: từ 6 – 12 năm/ 1 lần
➦ Còn đối với bảo dưỡng đồng hồ Quartz , thì sau 3 lần thay Pin đồng hồ các bạn nên bảo dưỡng 1 lần để các bộ phận bên trong hoạt động trơn tru, đảm bảo hiệu suất hoạt động của IC, mạch điện, ít hao Pin và làm tăng tuổi thọ.
Trên là thời gian quy định về việc lau dầu, các bạn cần cẩn trọng khi dùng thời gian quá lâu mà vẫn chưa đi bảo dưỡng.
➤➤ Tìm hiểu thêm: Các trường hợp cần bảo dưỡng đồng hồ ngay lập tức
GIÁ LAU DẦU ĐỒNG HỒ
Giá Lau dầu đồng hồ Seiko , Orient , citizen …
từ 300.000đ
Giá lau dầu đồng hồ Tissot, Hamilton, Oris…
từ 600.000đ
Giá lâu dầu đồng hồ Longines, Tudor, Rado…
từ 1.000.000đ
Giá lau dầu đồng hồ Omega, Hublot, Rolex
từ 2.000.000đ
Mức giá lau dầu cho đồng hồ ở bảng trên chưa thể hiện được chính xác mức giá cho từng mẫu đồng hồ của anh chị em, để biết chính xác cho mẫu đồng hồ của mình, anh chị em vui lòng nhắn tin tới SHOPDONGHO.com để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất
LAU DẦU ĐỒNG HỒ MẤT BAO LÂU?
Việc lau dầu đồng hồ để lấy ngay trong này là chuyện không thể dù bạn đem đến chuyên gia giỏi nhất thế giới. Bộ máy đồng hồ có rất nhiều bộ phận nhỏ và chi tiết, cần phảm được làm sạch và lau dầu cẩn thận tỉ mỉ để giảm ma sát, khiến bộ máy đồng hồ hoạt động trơn tru, chính xác hơn. Ngoài ra, còn phải giữ lại để theo dõi đồng hồ hoạt động bình thường.
Thời gian để xong quá trình bảo dưỡng phải dao động khoảng 7-10 ngày mới xong, còn nhanh nhất cũng phải 5 ngày. Chưa kể đối nhiều loại đồng hồ cơ phải lên dây cót thời gian dài hơn hơn đồng hồ pin.
➤➤Tìm hiểu thêm: Tại Sao Lau Dầu, Bảo Dưỡng Đồng Hồ Tại SHOPDONGHO.com Mất Tới 1 Tuần?
Chính vì để lâu tại các cửa hàng sữa chữa đồng hồ, bạn nên chọn cho mình một địa chỉ uy tín để bảo dưỡng. Vì khi bạn để thời gian dài, không có sự giám sát có khả năng phụ kiện chính hãng của máy sẽ bị đổi sang hàng fake, kém chất lượng.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỒNG HỒ CƠ VÀ ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ CÓ KHÁC NHAU?
Nói ra thì quy trình bảo dưỡng của 2 loại này giống nhau với 10 bước chính. Chỉ có khác về thời gian vì máy cơ có nhiều link kiện nhỏ và phức nên cần nhiều thời gian tháo lắp, còn đồng hồ pin thì đơn giản hơn nhiều.
Khám phá 10 bước quy trình lau dầu tại SHOPDONGHO.com
Bước 1: Vệ sinh dây vỏ bằng máy siêu âm chuyên dụng
Bước 2: Làm sạch các chi tiết máy bằng dung dịch đặc biệt rồi để khô tự nhiên
Bước 3: Lắp ráp từng chi tiết và tra dầu theo quy chuẩn Thụy Sỹ
Bước 4: Kiểm tra bằng máy đo chuyên dụng để cân bằng sai số.
Bước 5: Thay zoăng đáy + núm để đảm bảo độ kín nước cho đồng hồ
Bước 6: Đồng hồ và máy của đồng hồ phải được kiểm tra các chức năng cẩn thận và điều chỉnh theo tiêu chuẩn Thụy Sỹ.
Bước 7: Thay pin cho đồng hồ (Quartz) điện tử.
Bước 8: Kiểm tra độ kín nước bằng máy nén khí chuyên dụng.
Bước 9: Đối với đồng hồ Automatic phải được kiểm tra khả năng giữ cót bằng máy Cylotest (ít nhất 36h sau khi cót đầy)
Bước 10: Kiểm tra thẩm mỹ cuối cùng trước khi giao cho khách.
[embed]https://www.youtube.com/watch?v=n9OhFqYmQKw[/embed][embed]https://www.youtube.com/watch?v=n9OhFqYmQKw[/embed]
Với các chia sẻ ở trên, SHOPDONGHO.com hi vọng các bạn quan tâm đến tình trạng sức khỏe đồng hồ của mình hơn. Và hãy bạn cho mình cơ sở uy tín “ gửi mặt chọn vàng” để lau dầu đồng hồ định kỳ nha.
Xem thêm các dịch vụ sửa chữa đồng hồ tại bệnh viện đồng hồ và dây da đồng hồ , hộp xoay đồng hồ
Quy trình lau dầu đồng hồ đạt tiêu chuẩn quốc tế tại SHOPDONGHO.com