Một cách sử dụng đồng hồ lặn hiệu quả là phải biết cách đọc và sử dụng đồng hồ đo thời gian, đồng hồ chỉ thị độ sâu, và bộ báo hiệu khẩn cấp. Ngoài ra, cần kiểm tra đồng hồ lặn trước khi sử dụng để đảm bảo chúng hoạt động hoàn hảo dưới nước. Điều quan trọng là học hỏi và nắm vững các tính năng và chức năng của đồng hồ lặn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tận hưởng mọi cuộc phiêu lưu dưới nước.
Vietnamese translation: Một cách sử dụng hiệu quả đồng hồ lặn là biết đọc và sử dụng thiết bị đo thời gian, chỉ thị độ sâu và bộ cứu hộ. Hãy kiểm tra đồng hồ trước khi sử dụng để đảm bảo hoạt động tốt dưới nước. Quan trọng là học và nắm vững tính năng để tận hưởng cuộc phiêu lưu an toàn dưới nước.
Đồng hồ lặn (dive watch) là dòng đồng hồ chuyên dùng cho bộ môn lặn biển. Dòng đồng hồ này không những có độ chịu áp lực nước tốt mà có những đặc điểm và chức năng đặc biêt dành cho các thợ lặn sử dụng khi lặn sâu dưới biển.
Cách Sử Dụng Đồng Hồ Lặn
Các chức năng này dùng để làm gì, sử dụng ra sao? Trong bài viết này, SHOPDONGHO.com sẽ làm rõ các chức năng và cách sử dụng đồng hồ lặn.
Những đặc điểm đặc biệt làm nên đồng hồ lặn
Núm chỉnh vặn
Đồng hồ lặn sẽ có núm chỉnh là loại núm vặn để đảm bảo tối đa độ chống nước cho đồng hồ. Vì thế sau khi chỉnh ngày giờ, bạn nên ấn và vặn chặt núm chỉnh lại để đảm bảo đồng hồ không bị vào nước từ khe hở núm chỉnh. Ngoài núm chỉnh giữa, cả hai nút Chronograph của đồng hồ lặn có chức năng bấm giờ cũng là núm vặn, bạn phải vặn mở núm vặn để có thể sử dụng chức năng Chonograph.
Tuy nhiên, tuyệt đối không để mở khóa vặn Chronograph hay sử dụng chức năng Chronograph khi đang lặn dưới biển bởi điều này sẽ làm nước vô máy trong đồng hồ qua kẽ hở nút Chronograph
Vành bezel xoay một chiều
Vành bezel đồng hồ có thể xoay được và chỉ nên xoay được một chiều ngược chiều kim đồng hồ, bởi vành bezel này dùng để chỉ định mức thời gian tối đa khi lặn dưới nước bằng cột mốc tam giác đính dạ quang trên vành, là một chi tiết rất quan trọng với người lặn Nếu vành bezel xoay được hai chiều sẽ dẫn đến làm lệch hoặc đẩy mức thời gian tối đa khi lặn biển lên cao, gây nguy hiểm đến tính mạng người lặn.
Vành bezel bằng hợp kim Ceramic hạn chế trầy xước trên đồng hồ Longines Hydroconquest
Dạ quang
Độ phát quang thường sẽ xuất hiện tại các số ở vòng số và trên kim giờ và kim phút của đồng hồ giúp bạn dễ cập nhật giờ ở nơi tối tăm sâu dưới biển. Càng lặn sâu xuống biển, môi trường càng tối đi vì ánh sáng mặt trời không thể rọi ánh sáng xuống được , vì thế sức phát quang của đồng hồ phải rất nhạy và mạnh.
Độ phát quang trong bóng tối là yếu tố bắt buộc cần phải có trên những chiếc đồng hồ thợ lặn. Nếu bạn thấy những chiếc đồng hồ thợ lặn không có độ phát quang trong bóng tối hay có độ phát quang rất yếu ớt, tuyệt đối đừng mua.
Độ chống nước tốt
Một chiếc đồng hồ để lặn được xuống mặt nước và chịu được áp suất môi trường nước tốt thường phải có độ chống nước ít nhất từ phải 10 bar trở lên theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 6425. Các nhà sản xuất đồng hồ từ thời xưa đã thống nhất nhất với nhau sử dụng tiêu chuẩn ISO 6425 để làm chuẩn cho đồng hồ lặn, và cũng là để định nghĩa thế nào là một chiếc đồng hồ lặn. Tổ chức ISO, hoặc tên gọi cụ thể là Tổ chức Quốc tế về mức Tiêu chuẩn hóa, là một tổ chức quốc tế độc lập, được hình thành để thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho các ngành công nghiệp hiện đại trên toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng như kỹ thuật điện, kỹ thuật dân dụng, dầu khí, tiêu chuẩn tài liệu và thậm chí cả đồng hồ. Ở dòng đồng hồ lặn, một chiếc đồng hồ lặn với độ chống nước đạt chuẩn ISO 6425 sẽ được in nổi chữ DIVER’S WATCH (100, 200,…)M hoặc DIVER’S (100, 200,…)M. Tiêu chuẩn ISO 6425, một chiếc đồng hồ được xem là chiếc đồng hồ chống nước tốt phải có độ chịu áp suất ít nhất là từ 10 bar/atm trở lên, với ba yêu cầu căn bản về độ chống nước tốt của đồng hồ như: _ Độ kín nước trong tất cả các cạnh vỏ đồng hồ (mặt đáy, nút ti, mặt kính,…) _ Khả năng chống từ trường mức 4 800 A/m. _ Khả năng chống lực chấn động. _ Khả năng kháng nước mặn.
Những mẫu đồng hồ lặn đã đạt chuẩn ISO 6425 (thường có ở thương hiệu CITIZEN, SEIKO,...) sẽ có chữ DIVER’S WATCH (100, 200,…)M hoặc DIVER’S (100, 200,…)M
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu lớn không sử dụng loại tiêu chuẩn đồng hồ lặn này mà dùng tiêu chuẩn riêng nên trên mặt số chỉ để Water Ressistance xx bar,v.v…
Những mẫu đồng hồ lặn không sử dụng tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ khắc chữ riêng trên mặt số đồng hồ
Có những chiếc đồng hồ có thiết kế bên ngoài theo kiểu dáng đồng hồ thợ lặn nhưng chỉ số chống nước chỉ 5 bar (chỉ đủ dùng để bơi lội trên bờ) thì bạn tuyệt đối đừng nên đeo chúng lặn dưới nước. Đối với hoạt động thể thao Freediving, bạn có thể sử dụng dòng đồng hồ có độ chống nước từ 10 – 20 bar, nhưng để hoạt động bộ môn thể thao Scubadiving (lặn sâu với bình dưỡng khí) thì đồng hồ của bạn phải có độ chống nước từ 30 bar trở lên. Ở những chiếc đồng hồ thợ lặn cao cấp có độ chống nước khoảng từ 60 bar ( với một số dòng cũng có ở 30 bar) trở lên sẽ có sự xuất hiện thêm khoá van helium ở cạnh vòng trái vị trí 10h của chiếc đồng hồ để có thể đồng hành cùng bạn lặn thật sâu dưới biển trong công cụ bình chứa ngập khí helium.
Cách sử dụng đồng hồ lặn
Cách sử dụng vành bezel trên đồng hồ lặn
Vành bezel trên đồng hồ lặn dùng để thiết lập giới hạn thời gian bằng mốc dạ quang, vành bezel này không những được dùng khi bơi lặn mà bạn còn có thể dùng trong các hoạt động thường ngày. Đầu tiên lấy kim phút làm mốc, ta xoay cọc dạ quang trên bezel đến trước một khoảng thời gian dùng làm thời gian gia hạn cho một hoạt động nào đó VD: Nếu thời điểm bạn lặn là phút thứ 15, kim phút chi số 15, thời gian tối đa mà bình dưỡng khí có thể cung cấp khí thở là 20 phút thì ta xoay vành bezel để cọc dạ quang chỉ số 35 là ta đã thiết lập thời gian lặn tối đa cho đồng hồ.
Cách sử dụng thông số giới hạn không giảm áp no-decompression limit trên đồng hồ
No-decompression limit là Giới Hạn Không Giảm Áp, là thòi gian tối đa thợ lặn được phép lặn trong độ sâu nhất định mà không làm cơ thể tích tụ nước và nitơ qua vùng da, để khi cần nổi lên mặt nước thì thọ lặn có thể lên thẳng mặt nước mà không bị tích lũy Nito trong máu cũng như không cần những điểm dừng giảm áp.
Bảng thông tin Giới Hạn Không Giảm Áp trên dây cao su đồng hồ citizen Promaster Fugu
Nếu không tuân thủ Giới Hạn Không Giảm Áp, thợ lặn không thể nổi thẳng lên mặt nước mà phải cứ 5 mét thì dừng 3 phút để giải phóng Nito tích tụ trong cơ thể dần thoát ra ngoài. Nếu Trực tiếp nổi lên mà không trải qua giảm áp sẽ khiến cơ thể bị bệnh giảm áp với các triệu chúng như: ngứa râm ran tứ chi, đau đầu, đột quỵ, vỡ mạch máu phổi và đau khớp, rất dễ tử vong. Nên vì thế khi tham gia lặn biển, bạn cần phải ghi nhớ thông số Giới Hạn Không Giảm Áp, một số mẫu đh có để thông số Giới Hạn Không Giảm Áp ở phần dây, nhưng bạn cũng có thể tính tay thông số này bằng quy tắc 120, nghĩa là cứ lấy 120 trừ đi độ sâu tối đa (tính bằng feet) sẽ ra số phút có thể ở độ sâu đó.
Những điều cần lưu ý trong việc sử dụng để đồng hồ lặn được bền lâu
Một điều hết sức quan trọng mà khách hàng cần lưu ý là những chiếc đồng hồ với khả năng chống nước, dù tốt đến cỡ nào thì cũng không thể kháng nước tốt mãi mãi. Qua thời gian dài sử dụng, ron chống nước bằng cao su của đồng hồ sẽ dần bị cũ mòn, mục nát và không thể kháng nước cho đồng hồ thêm được nữa. Vì thế, việc bảo hành và thử nước định kì cho đồng hồ là điều hết sức quan trọng,luôn được các hãng đồng hồ lớn khuyến nghị, như bên hãng Citizen khuyến nghị nên 2-3 năm thì bạn nên đem đồng hò lặn của hãng đến TTBH để kiểm tra ron và độ chống nước, Đồng thời các hãng yêu cầu các cơ sở, trung tâm sửa chữa thực hiện nghiêm túc cho khách hàng, nhằm phát hiện kịp thời trục trặc ở các bộ phận chống nước, có biện pháp khắc phục kịp thời và duy trì được chất lượng sản phẩm lâu dài cho các khách hàng.
Ngoài ra, mặc dù đồng hồ lặn có độ kháng mặn tốt, nhưng trong quá trình sử dụng khi đi bơi, đi tắm biển, lặn biển, đi tắm với xà bông hay đi mưa, người dùng cũng nên rửa sạch lại ngay bằng nước thường cũng như lau khô đồng hồ để các loại muối, hoá chất không làm ăn mòn nhanh ron chống nước đồng hồ. Trước khi đi bơi lặn, đi tắm, luôn nhớ đóng tất cả các nước điều chỉnh trước khi tiếp xúc nước và không được mở nút chỉnh khi đang ở môi trường nước. Đồng thời, tuyệt đối không được cho đồng hồ tiếp xúc nước nóng, nước đá, hoặc không được đeo đồng hồ vào phòng xông hơi. Bởi vì môi trường bên trong đồng hồ có chứa không khí, khi gặp nhiệt độ vẫn tạo thành hơi nước bên trong khiến máy móc bên trong bị nhiễm nước, chưa kể nhiệt độ sẽ khiến các ron cao su giãn nỡ, gây nứt lớp cao su chống nước này.
Xem thêm:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN AT8 (MÁY H800)
thay pin ĐỒNG HỒ ĐEO TAY NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý, GIÁ BAO NHIÊU?
ĐỊA ĐIỂM, BẢNG GIÁ THAY MẶT KÍNH SAPPHIRE ĐỒNG HỒ UY TÍN
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN CC3
THÀNH TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN CHÍNH HÃNG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE SATELLITE WAVE CC9 (MÁY F900)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN BL9 (MÁY G900)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN BX1 MẪU NAM VÀ FC8 MẪU NỮ
THƯƠNG HIỆU RADO - BẬC THẦY CHẾ TÁC VẬT LIỆU ĐỒNG HỒ