Chân kính là một chi tiết rất quan trọng trong bộ máy đồng hồ. Tuy nhiên, có phải đồng hồ có càng nhiều chân kính càng tốt và cách nhận biết đồng hồ bao nhiêu chân kính là như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.
Tìm hiểu sơ lược về chân kính đồng hồ
Chân kính là một chi tiết nhỏ trong bộ máy đồng hồ có chức năng chính là để giảm độ ma sát giữa các chi tiết máy nhằm tăng tuổi thọ cho đồng hồ. Do vậy, tuy là một chi tiết nhỏ của đồng hồ nhưng chân kính có vai trò cực kỳ quan trọng với cả bộ máy đồng hồ.
Các vật liệu làm chân kính là những vật liệu có độ cứng cao, và khó có thể bào mòn có thể kể đến như ruby; sapphire; kim cương và garnet. Đây đều là những vật liệu quý để làm trang sức chính vì vậy trong chế tác đồng hồ chân kính còn được gọi là Jewel.
Các vật liệu làm chân kính là những vật liệu có độ cứng cao, và khó có thể bào mòn có thể kể đến như ruby; sapphire; kim cương và garnet
Chân kính được tạo ra như thế nào?
Chân kính được tạo ra theo quy trình Verneuil của Auguste Verneuil – nhà khoa học người Pháp đã tạo ra vào năm 1902.
Corundum được tạo ra được bột Al2O3 và một số ít tạp chất có sắt, titan và croom. Corundum khi tạo ra có màu trong suốt những bị lẫn tạp chất thì sẽ có nhiều mẫu khác nhau. Nhưng sau đó để tạo ra được chân kính từ nguyên liệu này thì là một sự kỳ công rất lớn để chuyển từ những đá ruby/sapphire nguyên khối lớn chuyển thành những viên đá có kích cỡ nhỏ có hình dạng chân kính đồng hồ.
Các loại chân kính được tạo ra đó là: chân kính con lăn, chân kính phiến, chân kính có lỗ xuyên tâm, chân kính không có lỗ xuyên tâm. Mỗi loại chân kính lại được đạt ở trị trí khác nhau trong đồng hồ.
Chân kính được tạo ra theo quy trình Verneuil của Auguste Verneuil – nhà khoa học người Pháp đã tạo ra vào năm 1902
Cách nhận biết đồng hồ có bao nhiêu chân kính
Có phải các nghệ nhân đồng hồ muốn cho đồng hồ bao nhiêu chân kính cũng được? Cách nhận biết đồng hồ bao nhiêu kính?. Câu trả lời đó chính là bạn nên nhìn vào bộ máy để đồng hồ để có thể trả lời:
Bộ máy Quartz của đồng hồ: 4 chân kính
Đồng hồ sử dụng pin mặt có nhiều kim chức năng: 6-7 chân kính
Đồng hồ cơ phải lên dây cót: 17 chân kính
Bộ máy cơ tự động: 21 chân kính
Đồng hồ cơ có nhiều chức năng: 25-27 chân kính
Với những chiếc đồng hồ có chi tiết phức tạp thì đồng hồ sẽ có lên tới 44 chân kính.
Điều này cũng rất dễ hiểu vì những đồng hồ có chi tiết phức tạp thì sự tiếp xúc trực tiếp sẽ nhiều hơn do vậy cần nhiều chân kính hơn để giảm thiểu được sự ma sát và tránh gây hại cho máy và giúp đồng hồ chạy chính xác hơn. Tuy nhiên cùng với đó là giá cả của những chiếc đồng hồ có nhiều chân kính hơn cũng sẽ đắt hơn.
Chân kính hiện nay có phải chỉ có chức năng tăng tuổi thọ cho đồng hồ?
Những đồng hồ hiện nay, đều được sử dụng chân kính nhằm giúp đồng hồ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, là một chi tiết được coi là đẹp nhất trong bộ máy của đồng hồ thì chân kính còn được đưa vào để tăng thêm vẻ đẹp cho đồng hồ.
Những chiếc đồng hồ lộ bộ máy có chân kính hiện nay rất đẹp và thu hút nhiều sự tò mò của nhiều người đeo. Họ hoàn toàn có thể ngắm bộ máy của đồng hồ cũng chân kính của đồng hồ. Thiết kế để lộ bộ máy và chân kính thực sự đang là xu hướng hiện nay.
Trên đây là bài viết để giúp bạn có thể trả lời cho câu hỏi cách nhận biết đồng hồ bao nhiêu chân kính. Cách nhận biết này bạn phải căn cứ vào hoàn toàn bộ máy của những chiếc đồng hồ tuy nhiên một số bộ máy có ghi ngay ở trên mặt đồng hồ nên bạn rất dễ dàng biết điều đó. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.