Những ký tự thông dụng trên đồng hồ và ý nghĩa – Phần 1 chất liệu: Đồng hồ không chỉ là một thiết bị để xem giờ, mà còn là một phụ kiện thời trang. Phần 1 này sẽ giới thiệu về các chất liệu phổ biến trên đồng hồ và ý nghĩa của chúng, như da, thép không gỉ, và vàng. Các chất liệu này mang ý nghĩa và phong cách riêng, giúp tạo nên cái nhìn độc đáo cho chiếc đồng hồ.
Được đánh giá là một món phụ kiện cao cấp, sở hữu trí tuệ siêu việt trong những cỗ máy vô cùng phức tạp. Cũng giống như một thực thể riêng biệt, những chiếc đồng hồ đeo tay cũng có ký tự thông dụng trên đồng hồ riêng thể hiện qua các kí tự được khắc trên đó. Vậy ý nghĩa những kí tự thông dụng trên đồng hồ đeo tay là gì? Bạn yêu đồng hồ đeo tay với thiết kế xinh đẹp, cỗ máy phức tạp và những kí tự độc đáo. Cùng Đồng hồ SHOPDONGHO.com đọc các ký hiệu ngày trên đồng hồ thông dụng qua bài viết dưới đây nhé.
1. SS – Stainless Steel
Stanless Steel (SS) là tên tiếng anh của một số loại vật liệu đặc biệt được sử dụng phổ biến trong chế tác vỏ và dây đồng hồ mang tên thép không gỉ 316L. Thép không gỉ 316L (SS) là loại vật liệu cao cấp nhưng lại có giá thành hợp lý, bền bỉ, chống gỉ sét, chịu được lực kéo, lực va đập và chống nhiễm từ cực tốt. Ngoài ra, Stainless Steel là vật liệu dễ tạo kiểu dáng hay gò, hàn được sử dụng nhiều trong chế tác máy móc, đồ gia dụng và cả trang sức, đồng hồ.
Có rất nhiều loại Stanless Steel trên thị trường tuy nhiên loại Stanless Steel được sử dụng trong chế tác đồng hồ phải có ít nhất 10.5% Chromium kết hợp với thành phần chính là sắt, thép cùng các kim loại, phi kim phụ gia khác như Niken, Molypden, Carbon.. để tăng độ bền, dẻo dai cũng như có khả năng chống nhiễm từ và oxy hóa.
Đọc thêm:
2. Ti – Titanium
Titanium viết tắt Ti là một hợp chất kim loại đặc biệt quý hiếm, được phát hiện vào thế kỷ 19 và được dùng trong ngành công nghệ hàng không vũ trụ cũng như y tế. Titanium thường được chế tạo cho các mẫu đồng hồ mắc tiền nhằm tăng khả nắng chống trầy xước, nhưng vẫn giữ được sức nhẹ và siêu bền bỉ cho chiếc đồng hồ.
Titanium có độ bền và khả năng chống ăn mòn cao bởi đặc tính kháng muối và các axit thông thường thậm chí là cả nước biển hay hóa chất như axit Hydrichloric hay axit nitric mà vẫn không bị gỉ, sét hay ăn mòn. Titanium có trọng lượng riêng là 4.51g/cm, nhẹ hơn thép không gỉ khoảng 40% và cứng hơn khoảng 5 lần. Ngoài ra với độ cứng 1.200 trên thang Vickers vì vậy Titanium có khả năng chống trầy xước cực tốt và có độ sáng bóng như gương.
Đặc biệt, hợp chất Titanium còn được đánh giá là kim loại an toàn nhất và không gây độc hại cho sức khỏe con người. Tissot, và đặc biệt là CITIZEN với công nghệ Super Titanium độc quyền, là 2 thương hiệu sử dụng chất liệu Titanium trong các chế tác đồng hồ của mình và đã tạo nên nhiều bộ sưu tập vô cùng đắt giá từ vật liệu cao cấp này.
3. Pt – Platinum
Pt tên tiếng anh là Platinium hay còn được gọi là Bạch Kim. Là một loại vật liệu quý hiếm và đặc biệt nhất trong thế giới đồng hồ. Theo ước tính khoảng ¼ sản lượng Platinium hàng năm được sử dụng vào ngành chế tác trang sức và đồng hồ. Theo thống kê hàng năm trên thế giới có khoảng 413.000 bộ vỏ đồng hồ Platinium được tạo ra.
Đồng hồ sử dụng vật liệu Platinium có tỉ lệ sử dụng là 950/1000 Bạch Kim + 50/1000 hợp kim khác. Platinium sử dụng trên đồng hồ là loại cứng hơn vàng, có màu sắc bền bỉ, tươi sáng vì vậy nên cũng có giá thành đắt hơn vàng. Thông thường, một chiếc đồng hồ làm từ Platinum có giá thành cao hơn 30 đến 50% so với cùng một chiếc đồng hồ vàng 18K. Mặc dù có đặc tính của kim loại là độ rắn và mềm dẻo song Platinium lại rất khó định hình.
Những nghệ nhân phải mất rất nhiều thời gian và công sức để gia công Platinium thành sản phẩm đồng hồ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Platinnium khi định hình sở hữu độ sáng bóng tuyệt đẹp, nhẹ nàng, bền bỉ và mềm dẻo hơn thép không gỉ. Hơn thế, chất liệu này còn rất bền màu và đặc biệt là mất rất ít trọng lượng khi bị ăn mòn. Đồng hồ Platinium khi bị trầy xước hoàn toàn có thể đánh bóng lại một cách dễ dàng và hoàn thiện.
Đọc thêm:
4. GP – Gold Plated
Gold Plated là một loại công nghệ được dùng để mạ vàng thật (thường là vàng 18K) được sử dụng sau những năm 1970. Đây là một thuật ngữ khác phổ biến để chỉ những loại vỏ đồng hồ được phủ một lớp vàng mỏng bên ngoài.
Tùy theo yêu cầu, mong muốn của các nhà chế tác mà lớp Gold Plated được mạ dày hay mỏng. Người ta sử dụng công nghệ mạ điện hay hóa học để mạ Gold Plated lên bề mặt vật liệu đồng hồ lớp này có độ dày khoảng từ 5-10 micron. Theo các chuyên gia đồng hồ thì lớp mạ Gold Plated trên những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng rất bền bỉ và xinh đẹp. Tuy nhiên chúng không có giá trị sưu tầm cao.
5. GF – Gold Filled
Khác với GP, GF hay tên đầy đủ là Gold Filled được định nghĩa là phủ vàng. Với công nghệ phủ vàng, vỏ và dây của đồng hồ sẽ được phủ một lớp vàng 18K thật bên ngoài thép không gỉ. Để được đinh nghĩa là GF, thì khối lượng vàng bọc bên ngoài chiếm khoảng 5% khối lượng của phần lõi bên trong và có độ dày khoảng từ trên 20 – 80 micron tùy tổng khối lượng vật liệu đem bọc.
Gold Filled được đánh giá bền hơn Gold plated tuy nhiên cũng tốn vàng hơn khoảng 100 lần và có giá thành đắt đỏ hơn. Một trong những thương hiệu đồng hồ sử dụng công nghệ Gold Filled nhiều nhất và mạnh tay nhất phải kể đến Longines, Omega.. Trên đây là top 5 kí tự thông dụng liên quan đến chất liệu trên đồng hồ đeo tay mà Đồng muốn giới thiệu đến bạn đọc. Tin rằng đây sẽ là những thông tin thú vị và bổ ích, giúp bạn hiểu hơn về chiếc đồng hồ đeo tay của mình cũng như giúp ích cho bạn trong việc tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhờ vào việc nhận biết những kí hiệu đơn giản này.
Xem thêm:
ĐỊA CHỈ LAU DẦU ĐỒNG HỒ UY TÍN, GIÀU KINH NGHIỆM TẠI TP.HCM
HƯỚNG DẪN ĐEO ĐỒNG HỒ ĐÚNG CÁCH
ĐỒNG HỒ citizen VÀ TOP NHỮNG CÁI CÓ 1-0-2
TÌM HIỂU VỀ BỘ MÁY ETA CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ TISSOT AUTOMATIC
TỔNG HỢP BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ OMEGA
LỊCH SỬ DÒNG ĐỒNG HỒ OMEGA SEAMASTER LỪNG LẪY CỦA THƯƠNG HIỆU OMEGA
PHÂN BIỆT ĐỒNG HỒ CITIZEN QUARTZ, ECO-DRIVE, AUTOMATIC TỪ BÊN NGOÀI
LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ SEIKO
NHẬN DẠNG VÀ XẾP LOẠI ĐẲNG CẤP ĐỒNG HỒ ĐEO TAY, LIỆU BẠN ĐÃ BIẾT