Chúng ta thường thấy rất nhiều thông tin về cấu tạo của module trong các thuật ngữ về cấu tạo bộ máy. Vậy Module trong đồng hồ là gì? Cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu nhé.
Module trong đồng hồ là gì?
Chắc chắn rằng bạn đã thấy thuật ngữ “mô đun” được sử dụng nhưng không được nói chi tiết. Từ này tuy thông dụng và có thể được dùng với nhiều ý nghĩa, nhưng chính vì vậy lại mang ý nghĩa khá mơ hồ và không chính xác. Vậy, chính xác thì Module trong đồng hồ là gì?
Đầu tiên, bạn có thể dựa vào bộ máy đồng hồ cơ bản nhất, ghép thêm vào đó các tính năng mới hoặc thêm nhiều tính năng khác nhau – đây chính là Module. Module còn được gọi là bộ máy phức tạp vì nó là tổng thể nhiều chức năng được gắn lên một khung đĩa tròn của mặt số đồng hồ.
Nhưng Module không thể tự hoạt động, nó phải dựa vào năng lượng và chức năng tính thời gian từ bộ máy cơ bản sau đó chỉ thêm vào các tính năng mới (như bấm giờ, hẹn giờ, báo thức…)
Module còn được gọi là bộ máy phức tạp vì nó là tổng thể nhiều chức năng được gắn lên một khung đĩa tròn của mặt số đồng hồ
Đánh giá Module trong đồng hồ
Ưu điểm của Module là nó được thực hiện riêng biệt, từ đó dễ dàng gắn vào các bộ máy đồng hồ khác nhau. Nó cũng đơn giản hơn nhiều so với một bộ máy caliber cơ bản, giúp giải quyết vấn đề kinh tế cho các nhà sản xuất đồng hồ. Và hơn hết, Module giúp bộ máy caliber có nhiều chức năng hữu ích hơn là chỉ xem giờ thông thường, như là 2 múi giờ, hiển thị ngày, lịch mặt trăng…. và không thể không nhắc đến tính năng retrofrade – cơ chế bật ngược về điểm xuất phát và thêm nhiều tính năng khác như wandering hours.
Điểm bất lợi ở chỗ, Module được sắp xếp chồng lên bộ máy cơ bản khiến đồng hồ thường khá dày. Trong một vài bộ máy đồng hồ của Audemars Piguet hoặc Girard Perregaux có tính năng bấm giờ chronograph, nút bấm giờ còn không được tích hợp cùng với núm vặn đồng hồ mà được thiết kế riêng hay như ô hiển thị ngày vốn khá quen thuộc với đồng hồ, nay lại bị “xếp xó” ở một góc nào đó của đồng hồ, bởi họ tích hợp lên bộ máy quá nhiều tính năng.
Module được sắp xếp chồng lên bộ máy cơ bản khiến đồng hồ thường khá dày
Bộ máy tích hợp
Một cách tạo ra bộ máy đồng hồ đa chức năng khác, chính là bộ máy tích hợp. Tất cả các chức năng được sắp xếp chung một “mái nhà” với nhau, toàn bộ đều được sắp đặt trên tấm đĩa đồng hồ trong một tổng thể duy nhất. Điều này vừa giúp đồng hồ có tính thẩm mỹ cao lại tăng thêm giá trị cho sản phẩm bởi nó mỏng hơn đồng hồ thông thường rất nhiều.
Cấu trúc bộ máy tích hợp sẽ giúp các chức năng của đồng hồ được sắp xếp nằm xung quanh bộ máy, thay vì là ghép vào như mô đun. Ví dụ như bộ máy calibre 113 của thương hiệu Oris gồm thứ, ngày, tháng sẽ có cùng độ dày với bộ máy calibre 110 thông thường.
Bộ máy bán tích hợp
Một cách tiếp cận thứ 3 với bộ máy đồng hồ phức tạp hiếm hơn và mang tính độc quyền hơn: Đó là bộ máy bán tích hợp bao gồm việc ghép các bộ máy tính năng vào bộ máy cơ sở.
Thay vì làm hẳn một tính năng trên một đĩa bạc riêng như mô đun. điều này làm đồng hồ trở nên dày hơn, các nhà thiết kế đã cố gắng nhồi nhét các bộ máy nào vào các khoảng trống trong bộ máy đồng hồ cơ bản, tạo nên một dây chuyền chuyển động hài hòa. Từ đó tạo ra những bộ máy độc nhất vô nhị với sự kết hợp của các tính năng. Hiện tại chỉ có Patek Philippe và A.Lange & Sohne đang thực hiện cách làm này với đồng hồ của họ.
Nói một cách chính xác, mô đun đồng hồ là một bộ máy riêng biệt với tính năng nổi trội gắn với bộ máy đồng hồ, không phải là các bộ máy phức tạp chung chung mà nhiều người vẫn đang sử dụng hiện nay.