Đối với các nhà sưu tầm Rolex, những chiếc đồng hồ này được trân trọng vì vẻ ngoài, độ chính xác, bề dày di sản và đáng giá để sưu tầm. Thương hiệu đồng hồ xa xỉ hàng đầu trên thế giới – Rolex có một lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt từ khắp nơi và cùng với danh tiếng, địa vị, đồng hồ Rolex luôn có một nét riêng – biệt danh.
Một số biệt danh Rolex được biết đến và sử dụng thường xuyên hơn so với tên chính thức của đồng hồ, chẳng hạn như President (Tổng thống), trong khi một số khác thì ít phổ biến hơn và thường chỉ được công nhận bởi những nhà sưu tập dày dạn.
Nhằm giúp Quý khách thêm kiến thức trong thế giới phức tạp của Rolex, SHOPDONGHO.com xin gửi loạt bài thông tin giải thích đầy đủ về nguồn gốc các biệt danh của đồng hồ Rolex, cả những mẫu cổ điển và hiện đại
Biệt danh đến từ hình dáng
Padellone
Rolex Padellone ref. 8171 (Ảnh: Phillips)
Từ “Padellone”, trong tiếng Ý có nghĩa là “Cái chảo lớn”, biệt danh của chiếc Rolex vintage mã 8171 này có liên quan đến kích cỡ của nó. Chỉ được sản xuất trong thời gian rất ngắn từ 1949 đến 1952, size vỏ 38mm của nó được coi là size rất to cho 1 chiếc đồng hồ ở thời kỳ bấy giờ. Rolex “Padellone” 8171 là 1 trong 2 chiếc Rolex duy nhất trong lịch sử có 3 lịch (thứ, ngày, tháng) và lịch tuần trăng từng được sản xuất, mẫu này có 2 phiên bản là thép và vàng. Trong thế giới của Rolex vintage, Padellone là một chiếc đồng hồ cực kỳ hiếm, luôn được tìm kiếm và rất đắt tiền.
Bubbleback/Ovettone
Rolex Bubbleback ref. 3131 (Ảnh: Bob’s Watches)
Rolex Bubbleback đặc trưng bởi lớp vỏ cong và nhô ra như một quả trứng, một thiết kế cần thiết để lắp vừa bộ máy lớn bên trong. Những chiếc đồng hồ Rolex Oyster Perpetual cổ điển đặc biệt này được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1933 cho đến khoảng năm 1955 và có nhiều phiên bản kim loại, tuỳ chỉnh mặt số và các tùy chọn vành bezel – chúng là tiền thân của Rolex Datejust huyền thoại được ra mắt vào năm 1945. Biệt danh Bubbleback hay Ovettone (Ovettone có nghĩa là “quả trứng nhỏ” trong tiếng Ý) đều phổ biến khi đề cập đến những mẫu Rolex cổ điển rất có ý nghĩa lịch sử này.
Xem thêm quy trình tại bệnh viện đồng hồ thay mặt kính đồng hồ, sửa chữa đồng hồ tại bệnh viện đồng hồ và dây da đồng hồ , hộp xoay đồng hồ
Fat Lady/Sophia Loren
Rolex Fat Lady GMT-Master II ref. 16760 (Ảnh: hodinkee)
Chiếc Rolex “Fat Lady” là biệt danh được đặt cho chiếc GMT-Master II phiên bản đầu tiên, mã 16760. Nickname này có liên quan đến việc thiết kế vỏ, bezel và bộ bảo vệ núm nhìn thể thao hơn các đời trước. Nó được sản bằng thép không gỉ độc quyền của Rolex (904L) với vành bezel xoay màu đen-đỏ từ năm 1983 đến năm 1988. Bên cạnh việc được gọi là Fat Lady, Rolex GMT-Master II 16760 đôi khi còn có biệt danh là Sophia Loren (Tên một diễn viên nữ rất bốc lửa) do hình dáng dày và cong.
Biệt danh từ đặc điểm mặt số
Double Red Sea-Dweller
Rolex Double Red Sea-Dweller ref. 1665 (Image: Christie’s)
Double Red Sea-Dweller, hay DRSD, là biệt danh được đặt cho ref. 1665, nó có tên như vậy vì hai dòng chữ màu đỏ “SEA-DWELLER SUBMARINER 2000” trên mặt số màu đen. DRSD ra đời theo yêu cầu từ công ty lặn thương mại COMEX cho một chiếc đồng hồ có thể lặn sâu hơn bất cứ chiếc nào có trên thị trường thời đó. Được sản xuất từ năm 1967 đến 1977 với một vài biến thể mặt số, Rolex Double Red Sea-Dweller là chiếc Rolex đầu tiên được trang bị van thoát khí Helium cải tiến – Helium Escape Valve (HEV) để cho phép chiếc đồng hồ lặn xuống được độ sâu đáng kinh ngạc 2.000 feet (khoảng 609m)
Great White
Rolex Great White Sea-Dweller ref. 1665 (Image: Iconic Vintage Company)
Khi Double Red Sea-Dweller ngừng sản xuất vào năm 1977, Rolex đã thay thế nó bằng một mẫu Sea-Dweller mới tuy nhiên vẫn giữ nguyên mã ref. là 1665. Rolex Sea-Dweller mới này có một vài điểm khác biệt lớn so với DRSD. Đầu tiên, dòng chữ “SUBMARINER 2000” không còn được in trên mặt số, một động thái như tuyên bố rằng Sea-Dweller là dòng riêng chứ không phải là một mẫu của Submariner. Thứ hai, phông chữ màu đỏ hiện đã được thay thế hoàn toàn bằng màu trắng, do đó biệt danh của nó là Rolex “Great White”. Rolex Sea-Dweller ref. 1665 Great White chỉ được sản xuất trong 05 năm.
Stelline
Rolex Stelline ref. 6062 (Ảnh Christie’s)
Từ “Stelline” trong tiếng Ý có nghĩa là “ngôi sao nhỏ” và là biệt danh được sử dụng cho chiếc Rolex vintage ref. 6062, một chiếc đồng hồ có cọc chỉ giờ hình ngôi sao. Không phải tất cả những chiếc ref. 6062 có cọc chỉ giờ ngôi sao này, một số có hình tam giác, vì vậy tên Stelline được dành riêng cho mẫu 6062 có ngôi sao trên mặt số. Rolex 6062 được sản xuất cùng thời với Padellone – đầu thập niên 50 – và hai mẫu này là những chiếc đồng hồ duy nhất mà Rolex từng sản xuất với cả chức năng full lịch thứ, ngày,tháng và tính năng moonphase.
Solo
Rolex Daytona Solo ref. 6240 (Image: Antiquorum)
Rolex “Solo” là biệt danh của một mẫu Daytona cổ điển mà mặt số chỉ có duy nhất dòng chữ “Rolex” ở trên. Điều này rất hiếm xảy ra khi Rolex thường có xu hướng ghi rất nhiều chữ lên mặt số. Mẫu chronograph này của Rolex thậm chí còn không có chữ “Daytona” hay “Oyster” hay “ Cosmograph” gì cả, chỉ đơn giản: “Rolex”.
Biệt danh từ màu sắc
John Player Special
Rolex Daytona Paul Newman John Player Special ref. 6241 (Image: Christie’s)
Chiếc Rolex Daytona Paul Newman ref. 6264 và 6241 có vỏ bằng vàng với vành bezel acrylic đen và mặt số màu đen, nó có được biệt danh John Player Special do liên quan đến màu đen và vàng của đội đua F1 Lotus được công ty thuốc lá JPS tài trợ. Đây là những mẫu cực kỳ hiếm trong dòng Rolex Paul Newman vô cùng nổi tiếng, về sau có giá rất cao khi đấu giá.
Pepsi
Rolex GMT-Master II Pepsi ref. 167710 (Image: Rolex)
Khi Rolex GMT-Master được công bố vào năm 1955, nó là một chiếc đồng hồ phi công thực sự vì nó được tạo ra dành riêng cho các phi công Pan Am để theo dõi hai múi giờ khác nhau trong khi họ bay trên bầu trời. Một thành phần quan trọng của GMT-Master là vành bezel màu kép của nó để cho phép người đeo phân biệt giữa ngày và đêm. Rolex GMT-Master ban đầu có viền màu xanh và đỏ, ngày nay được gọi một cách trìu mến là khung bezel “Pepsi” do nó giống với màu logo hãng nước ngọt Pepsi. Kể từ khi ra đời, khung viền Pepsi đã được tìm thấy trên một số phiên bản khác nhau của cả đồng hồ GMT-Master và GMT-Master II, bao gồm cả phiên bản hiện đại có vành bezel làm từ ceramic.
Root-Beer
Rolex GMT-Master II Root Beer ref. 16753 (Image: @Rolexdiver Instagram)
Đầu những năm 1960, Rolex đã giới thiệu phiên bản 2 tone màu của GMT-Master với mã 1675/3. Để bổ sung cho các biến thể vỏ thép và vàng vàng, GMT-Master 1657/3 được trang bị một vành bezel màu nâu và vàng, có biệt danh là “Root Beer” vì nó giống với thứ nước soda màu nâu (không phải bia làm từ hoa bia và lúa mạch, root-beer là một loại soda làm từ rễ cây, phổ biến ở Bắc Mỹ). Sau này, vào những năm 1980, Rolex đã ra mắt phiên bản GMT-Master II 16753 – mẫu 2 tone màu khác cũng có viền bezel Root-Beer. GMT-Master “Root-Beer” đôi khi cũng được gọi là “Clint Eastwood” kể từ khi nam diễn viên nổi tiếng đeo nó trong khi đóng vai chính trong một vài bộ phim.
Coke
Rolex GMT-Master II Coke ref. 16710 (Image: Lunar Oyster)
Rolex ban đầu giới thiệu bezel đỏ và đen trên mẫu GMT-Master II đầu tiên của họ (còn gọi là Fat Lady). Khung bezel đặc biệt này nhanh chóng được biết đến với tên gọi Coke do giống màu nhận diện thương hiệu của hãng nước giải khát Coca-Cola. Ở bộ sưu tập đồng hồ GMT-Master II hiện tại, vành bezel đều được làm bằng ceramic và mẫu Coke luôn trong tình trạng hiếm hàng.
Batman
Rolex GMT-Master II Batman ref. 116710BLNR (Image: Time & Tide)
Một trong những mẫu GMT-Master II phổ biến nhất được Rolex cung cấp hiện tại là bản giới thiệu GMT-Master II. 116710BLNR, còn được biết đến với tên gọi Batman – được đặt tên như vậy do màu xanh và đen trên vành bezel gốm Cerachrom. Khi Rolex lần đầu tiên giới thiệu công nghệ bezel gốm, tất cả chúng đều được thể hiện bằng một màu vì hãng thông tin rằng việc tạo ra màu kép gần như không thể. Tuy nhiên, một vài năm sau đó, họ đã vượt qua được những thách thức và tạo ra một khung gốm hai màu. Rolex Batman bằng thép không gỉ gần nổi tiếng như vị siêu anh hùng mà nó được đặt tên.
Kermit
Rolex Submariner Kermit ref.16610LV
Để kỷ niệm 50 năm mẫu Submariner huyền thoại, Rolex đã cho ra mắt chiếc Submariner ref. 16610LV vào năm 2004. Đặc điểm nổi bật nhất của Rolex Sub bản kỷ niệm này là vành bezel màu xanh lá cây – đó là lý do tại sao nó có biệt danh Kermit, tên chú ếch xanh nổi tiếng trong bộ phim The Muppets.
Hulk
Rolex Submariner Hulk ref. 116610LV
Vào năm 2010, Rolex đã cập nhật Submariner xanh của họ với bản ref. 116610LV. Sắc xanh lá cây trên mẫu Hulk đậm hơn so với người tiền nhiệm của nó nhờ ngoài vành bezel xanh, nó còn có mặt số màu xanh lá cây, kết hợp với lug rộng hơn và các ô dạ quang trên mặt số rộng hơn nên có biệt danh ấn tượng hơn: Người khổng lồ Xanh – Hulk.
Smurf
Rolex Submariner Smurf ref. 116619LB (@ditoy_eagle Philippine Watch Club)
Một biệt danh không phổ biến, nhưng vẫn được sử dụng trong một số cộng đồng sưu tầm Rolex, Rolex Smurf nói đến mẫu Rolex Submariner ref. 116619LB. Vỏ máy bằng vàng trắng 18k, mặt số và bezel xanh lam gợi nhớ lại màu xanh và trắng của các nhân vật trong bộ phim hoạt hình Smurfs.
Polar
Rolex Explorer II Polar ref. 216570 (Image: @joejoe1225 Photobucket)
Rolex “Polar” (Địa cực) đề cập đến bất kỳ phiên bản mặt số màu trắng nào của dòng đồng hồ Explorer II phục vụ cho những người thích phiêu lưu. Biệt dành này có thể áp dụng cho cả những mẫu cổ điển Explorer II. 16550, 16570, và phiên bản mới nhất, Explorer 216570. Vẻ ngoài lạnh lùng băng giá của chiếc Explorer II ref. 216570 Polar có vỏ bằng thép không gỉ 42mm, mặt số màu trắng với kim 24 giờ màu cam riêng biệt và vành bezel 24h bằng thép.
Biệt danh đặt theo các cá nhân nổi tiếng
Jean-Claude Killy
Rolex Dato-Compax Jean-Claude Killy ref. 6236 (Image: SalonQP)
Jean-Claude Killy là một cựu vận động viên trượt tuyết trên núi cao, người thống trị các sườn dốc vào cuối những năm 1960. Ông cũng là một đại sứ thương hiệu cho Rolex, tham gia nhiều chiến dịch quảng cáo thương hiệu, và sau đó trở thành thành viên hội đồng quản trị của công ty. Tên ông gắn liền với một dòng đồng hồ tạo nên dòng Rolex Dato-Compax cổ điển. Các mẫu 4768, 4767, 5036, 6036 và 6236 – tất cả được biết đến với tên gọi Rolex Jean-Claude Killy – là các đồng hồ bấm giờ thể thao 3 lịch được Rolex sản xuất từ những năm 1940 cho đến những năm 1960.
President
Rolex Day-Date President ref. 228235 (Image: Monochrome)
Rolex President (Chủ tịch/Tổng thống) là biệt danh rất phổ biến của bộ sưu tập đồng hồ xa xỉ Rolex Day-Date. Khi Day-Date xuất hiện lần đầu vào năm 1956, nó đã được đi kèm kiểu dây thép President mới được thiết kế dành riêng cho mẫu này. Rolex President có cái tên đầy kiêu hãnh đó do nó được ưa chuộng bởi các chủ tịch toàn cầu, các nhà lãnh đạo thế giới và các ông trùm trong các lĩnh vực. Day-date mãi mãi gắn kết với biệt danh Tổng thống – đến nỗi chính Rolex còn sử dụng tên không chính thức này trong các quảng cáo của mình.
Steve McQueen
Rolex Explorer II Steve McQueen ref. 1655 (Image: Mathew Bain Inc)
Biệt danh Steve Steve McQueen cho chiếc Rolex Explorer II cổ điển 1655 thực sự là một tên gọi không thực sự chính xác, bởi vì diễn viên người Mỹ nổi tiếng Steve McQueen chưa bao giờ thực sự đeo chiếc đồng hồ đặc biệt này – anh ấy là một fan hâm mộ của Rolex Submariners. Dù thế nào, Explorer 1655 vẫn được gọi là Rolex Steve McQueen và đôi khi cũng được đặt tên là “Freccione”, tiếng Ý có nghĩa mũi tên, liên quan đến hình dạng của của kim 24h.
James Bond
Rolex Submariner James Bond ref. 6538 (Image: Columbia Pictures)
Mẫu Rolex James Bond là chiếc Submariner ref. 6538 được Sean Connery đeo trong bộ phim James Bond đầu tiên, phần Dr. No, và các phần tiếp theo của From Russia with Love, Goldfinger, và Thunderball. Đặc trưng bởi núm vặn to và phần vỏ không có chi tiết bảo vệ núm, Rolex Submariner James Bond đã được siêu điệp viên đeo trên một dây đeo Nato dệt sọc.
Pussy Galore
Rolex GMT-Master ref. 6542 Pussy Galore (Image: H.Q. Milton)
Rolex GMT-Master đầu tiên từng được sản xuất là ref. 6542 vào năm 1955. Chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng đã đạt được biệt danh Pussy Galore, khi nữ diễn viên Honor Blackman, người thủ vai nhân vật Pussy Galore trong bộ phim James Bond: Goldfinger, đeo một lần trong phim. Thật là một cảnh tượng hiếm thấy khi một người phụ nữ đeo đồng hồ nam trong những ngày đó, vì vậy tên này nghe hơi “chuối”.
Paul Newman
Rolex Cosmograph Daytona Paul Newman ref. 6241 (Image: Sotheby’s)
Vào những năm 1960, Rolex đã sản xuất đồng hồ bấm giờ Cosmograph Daytona. Các mặt số đặc biệt này được phân biệt bằng phông chữ trang trí theo phong cách art deco, các chữ số 15/30/45/60 trên mặt số phụ vị trí 9h, và các dấu đầu vuông trên ba thanh ghi. Cần lưu ý rằng Daytona Paul Newman có 6 bản bao gồm các mã: 6239, 6241, 6262, 6263, 6264 hoặc 6265. Ban đầu, Daytona là một mẫu ít phổ biến, giá vài trăm dô-la. Sau đó người ta bắt gặp diễn viên huyền thoại, người lái xe đua Paul Newman đeo một cái, rồi nó trở nên bán chạy và rất nổi tiếng. Do đó, bất kỳ chiếc Daytona cổ điển nào trong 6 mã ở trên có chức năng quay số kỳ lạ hiện được biết đến nhiều hơn với tên gọi Rolex Daytona Paul Newman. Đồng hồ Daytona Paul Newman là bộ sưu tập đồng hồ Rolex cổ điển được người chơi thèm muốn nhất hiện nay.
SHOPDONGHO.com tự hào là đơn vị lau dầu đồng hồ Rolex, bảo dưỡng đồng hồ Rolex, sửa chữa đồng hồ Rolex chuyên nghiệp và uy tín bậc nhất Việt Nam (tham khảo quy trình chuyên nghiệp cho đồng hồ Rolex tại đây)