Mẫu giấy mua bán đất viết tay chuẩn, mới nhất 2022 là một tài liệu phổ biến được sử dụng trong giao dịch mua bán đất tại Việt Nam. Được thiết kế và cập nhật cho năm 2022, mẫu này đảm bảo tính chính xác và pháp lý. Với việc sử dụng mẫu giấy này, người mua và người bán có thể thuận tiện thực hiện giao dịch bất động sản một cách đáng tin cậy và an toàn.
Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý nếu được công chứng, chứng thực và đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy giấy mua bán nhà đất viết tay là gì? Nội dung cơ bản của một giấy mua bán nhà đất viết tay chuẩn hiện nay ra sao?
Giấy mua bán đất viết tay là gì?
Hiểu một cách đơn giản, giấy mua bán đất viết tay là giấy mua bán đất hay hợp đồng mua bán đất được thực hiện bằng hình thức viết tay thay vì đánh máy. Nội dung của giấy này là thỏa thuận của các bên về việc chuyển quyền sử dụng đất từ bên bán cho bên mua.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có điều khoản nào quy định bắt buộc hợp đồng mua bán nhà đất phải đánh máy. Do đó, các bên có thể tự soạn hợp đồng mua bán đất bằng hình thức viết tay nhưng các điều khoản trên đó đều cần dựa vào các quy định của pháp luật.
Mẫu giấy mua bán đất viết tay chuẩn, mới nhất năm 2022
Giấy mua bán đất viết tay chuẩn thường gồm có các nội dung chính sau:
- Thời gian, địa điểm làm Giấy mua bán đất;
- Thông tin của các bên trong giao dịch mua bán nhà đât: Họ tên, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú….
- Đối tượng chuyển nhượng: Quyền sử dụng đất hay gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất?
- Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
- Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí;
- Phương thưc giải quyết tranh chấp; trách nhiệm của các bên nếu vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng.
- Lời cam đoan và chữ ký xác nhận của các bên.
- Xác nhận của bên công chứng.
Download mẫu giấy mua bán đất viết tay chuẩn mới nhất 2022 tại đây
Giấy mua bán đất viết tay có phải công chứng không?
Theo điểm a và b tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp ngoại lệ duy nhất không cần công chứng là một hoặc cả hai bên tham gia ký kết giấy tờ là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản hợp pháp.
Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng mua bán nhà đất dù đánh máy hay viết tay chỉ cần có công chứng hoặc chứng thực từ cơ quan có thẩm quyền thì đều có hiệu lực pháp lý. Chỉ cần bạn tuân thủ đúng theo mẫu giấy mua bán hợp pháp thì hiệu lực pháp lý của văn bản này sẽ được tính ngay từ khi ký kết thành công.
Trong một số trường hợp đặc biệt, theo Điều 129 Luật Dân sự 2015 thì bên mua còn có quyền yêu cầu tòa án công nhận tính pháp lý của hợp đồng này. Điều kiện để được tòa án công nhận là bên mua đã thanh toán đầy đủ các khoản phí trên hợp đồng cho bên bán.
Điều kiện để mẫu giấy mua bán đất viết tay hợp pháp
Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, văn bản mua bán nhà đất có hiệu lực và được pháp luật công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
1. Các bên tham gia ký kết giấy mua bán nhà đất viết tay đều đã đủ tuổi, đủ năng lực, trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định chung của Nhà nước.
2. Tất cả các điều khoản trong hợp đồng viết tay không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Bên mua và bên bán tham gia kí kết giấy mua bán đất viết tay hoàn toàn tự nguyện.
Giấy mua bán nhà đất viết tay cần đảm bảo chuẩn hình thức của một giao dịch dân sự thông thường, trong đó có yêu cầu liên quan đến thủ tục công chứng.
Một mẫu giấy mua bán đất viết tay phải đảm bảo một số điều kiện mới được công nhận về mặt pháp lý
Giấy tờ mua bán nhà đất viết tay sẽ bị vô hiệu lực nếu không đáp ứng được các điều kiện trên (theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015). Ngoài ra, một hợp đồng mua bán nhà đất còn bị coi là vô hiệu nếu bên mua chưa thanh toán đủ 2/3 số tiền chuyển nhượng. Mặt khác, nếu bên mua chứng minh được mình đã thanh toán từ 2/3 số tiền chuyển nhượng trở lên thì có thể yêu cầu tòa án công nhận hợp đồng chứ không cần thủ tục công chứng nữa (theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).